Bạn mới mở ra một cửa hàng kinh doanh và muốn sử dụng website để tiếp cận khách hàng trên Internet. Bạn tìm kiếm trên Google từ khóa “dịch vụ thiết kế website”, hỏi han bạn bè xung quanh về đơn vị thiết kế website uy tín nhưng mãi vẫn không tìm được đơn vị ưng ý. Họ đưa cho bạn bảng báo giá với rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành và bạn không hiểu nó là gì. Chúng tôi nghĩ một trong những lí do khiến bạn không ưng ý chưa hẳn vì các đơn vị không phù hợp mà có thể do bạn còn chưa rõ ý của bạn là gì.

Với kinh nghiệm thiết kế và lập trình rất nhiều website trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, chúng tôi xin phép được trang bị cho bạn những kiến thức bí mật mà chỉ những người lâu năm trong nghề mới biết được.

Website bán hàng về cơ bản nhiệm vụ chính là giúp bạn bán được hàng … một cách tự động.

Web bán hàng cũng giống như một siêu thị trên Internet vậy. Chúng tôi sẽ mô phỏng các hành vi của người dùng trên web bán hàng giống như hành vi của người đi siêu thị để bạn dễ hình dung.

Siêu thị phải nằm ở những trục đường chính và bãi giữ xe phải gần mặt tiền để bạn ghé vào nhanh nhất có thể. Website của bạn phải có 1 tên miền dễ nhớ và tốc độ load cực nhanh.

Bạn vào siêu thị có 2 cách cơ bản để bạn tìm 1 món hàng. Cách một bạn đi dọc các kệ hàng, đoán xem sản phẩm bạn đang muốn mua có thể thuộc ngành hàng nào và đi đến đó. Cách hai là bạn hỏi ngay nhân viên tại siêu thị. Vì thể, website của bạn cần có chức năng phân loại sản phẩm và lọc sản phẩm theo danh mục, đồng thời cũng cần có chức năng tìm kiếm theo tên sản phẩm.

Gặp được sản phẩm bạn cần, tiếp theo bạn cần thêm vào giỏ hàng đây chính là chức năng giỏ hàng của website. Trên thực tế, có những ngành hàng mà mỗi lần mua người dùng chỉ mua 1 sản phẩm, nên chức năng giỏ hàng có thể sẽ không cần thiết. Bạn nên cân nhắc thêm về ngành hàng của mình trước khi quyết định sẽ cần chức năng này trên website. Bởi lẽ, càng có nhiều bước trong quá trình đặt hàng sẽ làm tăng khả năng khách hàng từ bỏ ý định mua hàng.

Tiếp theo, khách của bạn cần thanh toán để mua sản phẩm này. Hành vi tiêu dùng hiện tại của người dân Việt Nam vẫn đang rất chuộng cách giao hàng COD, do đó việc có tích hợp các cổng thanh toán online hay không cũng là một lựa chọn bạn cần xem xét.

Nói tóm lại, để xây dựng được một website bán hàng thành công, bạn cần:

  • Khiến khách hàng vào website của bạn. Ngoài các hoạt động chạy quảng cáo để đổ traffic về website, thì ngay trên website của bạn phải tối ưu để load thật nhanh. Theo tiêu chuẩn của chúng tôi, tốc độ load từ lúc người dùng click vào link đến lúc website hiện ra trước mắt nên bé hơn 1 giây.
  • Giúp khách hàng tìm được món hàng đang cần một cách nhanh nhất. Đây sẽ là nơi bạn sẽ tập trung nhiều trí tuệ nhất để thiết kế ra danh mục phù hợp. Bởi vì người dùng có 2 dạng, dạng một thích nhanh gọn sẽ sử dụng chức năng Tìm kiếm, dạng hai là thích lượn lờ quanh các sản phẩm của bạn cân nhắc giá cả, mẫu mã, thương hiệu, …
  • Quy trình đặt hàng thanh toán ngắn gọn rõ ràng. Yêu cầu người dùng cần đăng nhập mới được đặt hàng có thể sẽ khiến khách của bạn bỏ đi, đơn giản vì khách đang muốn mua hàng, chưa rõ chất lượng của bạn thế nào, nên không ai lại để lại thông tin chi tiết cho bạn cả.

Với một website bán hàng cơ bản, chúng tôi đề xuất với bạn nên có những tính năng như sau

BẢNG MÔ TẢ CHỨC NĂNG WEB BÁN HÀNG CƠ BẢN

STT Chức năng Mô tả
1 Quản lí sản phẩm cơ bản

( bao gồm thông tin chi tiết sản phẩm )

Thêm xóa sửa các thông tin của sản phẩm ( hình ảnh, giá, mô tả, … )
2 Quản lí danh mục cơ bản
  • Thêm xóa sửa tên, hình ảnh đại diện danh mục
  • Đánh dấu sản phẩm thuộc vào danh mục
3 Bộ lọc sản phẩm theo danh mục
  • Lọc sản phẩm theo điều kiện hoặc
  • Lọc sản phẩm theo điều kiện và
4 Quản lí thông tin tĩnh website ( tên website, slogan, logo, email, SĐT,…)  Khách hàng được tự do cập nhật thông tin cơ bản của website mà cần đến code
5 Quản lí nội dung bài viết tin tức Thêm xóa sửa bài viết tin tức
5 Danh mục bài viết cơ bản Thêm xóa sửa tên, hình ảnh đại diện danh mục

Đánh dấu tin tức thuộc danh mục

5 Quản lí đơn hàng
  •  Ghi nhận đơn đặt hàng của khách
  • Quản trị website cập nhật trạng thái đơn hàng
  • Tìm kiếm đơn hàng theo số điện thoại khách/ email khách / mã số đơn
5 Giỏ hàng cho phép đặt nhiều sản phẩm cùng 1 lúc
  •  Sản phẩm tự động thêm vào giỏ hàng khi người dùng chọn
  • Thông tin giỏ hàng được lưu lại bằng session, nếu người dùng tắt trang và mở lại thì thông tin vẫn còn
5 Tích hợp nút chat fb  Kết nối website với fanpage để bổ sung thêm kênh tư vấn cho khách hàng
5 Quản lí banner/slide hình ảnh trên các trang
  •  Thêm, xóa, sửa hình ảnh banner trên website
  • Tạo thêm sức sống mới cho website trong từng mùa bán hàng
5 Tối ưu giao diện di động  Ngày nay, phần lớn người dùng sử dụng điện thoại để truy cập website, do đó giao diện hiển thị cần được tối ưu cho trải nghiệm của người dùng trên điện thoại

 

Sau khi bạn đã xác định được những yêu cầu căn bản cho Mục tiêu đầu tiên của website là khiến khách hàng mua hàng trên website. Những bài tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ về cách duy trì sự vận hành ổn định của website, giúp bạn có 1 kênh bán hàng thật sự tự động.

Tại sao nên chọn UVA làm đơn vị thiết kế website?