Nếu các chiến dịch quảng cáo Website trên Google, Facebook của bạn đang không thu hút được nhiều Click, gia tăng doanh thu thì có thể Banner quảng cáo của bạn chưa hiệu quả.
Vậy, Banner là gì? Làm cách nào để thiết kế banner quảng cáo web thu hút được nhiều Click?
Thiết kế banner quảng cáo tập trung vào việc tạo ra một hệ thống thị giác hiệu quả thông qua việc áp dụng cẩn thận các nguyên tắc thiết kế cơ bản.
Trong bài viết này, tôi đã tổng hợp tất cả thông tin bạn cần để bạn có thể thiết kế banner quảng cáo hiệu quả hơn.
1. Banner là gì? Banner quảng cáo web là gì?
Banner là một trong những định dạng tiếp thị phổ biến nhất được sử dụng trong Digital Marketing ngày nay.
Banner, hình ảnh quảng cáo Digital nói chung có đủ hình dạng và kích cỡ.
Banner quảng cáo, hình ảnh quảng cáo nói chung có hình thức, mục tiêu giống nhau. Tùy theo kích cỡ, tỷ lệ, vị trí đặt mà có thể có tên gọi cụ thể riêng. Nhưng tôi gộp chung gọi “nôm” là banner.
Thiết kế banner việc phải làm thế nào để thu hút được nhiều lượt click nhất có thể trong khi vẫn đảm bảo mục tiêu truyền thông, uy tín thương hiệu.
Quảng cáo banner là hình ảnh quảng cáo được nhúng trên các trang web (web sở hữu hoặc web trong mạng liên kết) nhằm giới thiệu sản phẩm hoặc thương hiệu đến khách hàng tiềm năng.
Mục đích đơn giản là thu hút lượt click, kích thích mua sản phẩm, dịch vụ.
Hầu hết các công ty làm Digital Marketing ngày nay sử dụng quảng cáo banner dưới hình thức này hay hình thức khác vì nó là phương pháp tiếp thị rẻ, dễ đo lường, điều chỉnh để đạt mục tiêu tiếp thị.
Một banner quảng cáo hiệu quả là rất quan trọng, bởi vì chi tiêu quảng cáo (chi trước) để kỳ vọng mang lại doanh thu (tương lai).
Banner quảng cáo không hiệu quả dẫn tới tỷ lệ nhấp chuột thấp, sai đối tượng thì kế hoạch kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.1. Các kích thước banner / ảnh quảng cáo Google phổ biến
Trong thế giới Digital, Google được coi là ông tổ của lĩnh vực quảng cáo.
Nếu nói về khả năng hiểu khách hàng, biết khách hàng tiềm năng của bạn ở đâu thì Google xếp thứ Hai không có ai là xếp thứ Nhất.
Mạng quảng cáo của Google (Google Ads) bao gồm hầu như tất cả các website trên thế giới, do đó, tối ưu quảng cáo Google trước là một lựa chọn khôn ngoan (nếu bạn muốn hướng khách hàng truy cập trang web của mình)
- Banner Hình vuông và Hình chữ nhật
- Banner bảng dẫn
- Banner nhà chọc trời
- Banner trên thiết bị di động
- Banner / ảnh quảng cáo Dynamic của Google
Loại quảng cáo Dynamic này thì yêu cầu hai loại:
Đầu tiên là ảnh minh họa:
Loại này thì có 2 loại kích thước và tối đa có thể sử dụng trong một mẫu quảng cáo là 15 banner (hoặc ảnh).
Thứ hay là Logo:
Trong quảng cáo Dynamic của Google thì còn yêu cầu tải Logo doanh nghiệp, Google cũng cho phép 2 định dạng:
1.2. Các kích thước, banner / ảnh quảng cáo Facebook phổ biến
Hình thức quảng cáo banner / hình ảnh của Facebook cũng cực kỳ mạnh mẽ. Đây cũng là một kênh mang lại rất nhiều khách hàng tiềm năng.
“Một ngày có thể không lên Google, nhưng không thể không lướt Facebook”
Và đây là các kích thước quảng cáo banner, quảng cáo ảnh phổ biến của Facebook:
CẬP NHẬT NĂM 2021! Tất cả các vị trí đặt quảng cáo trên Facebook hiện đủ điều kiện cho 1:1. Vì thế bạn không cần phải tải lên định dạng quảng cáo ngang (1200 x 628) nữa.
Mặc dù quảng cáo cột bên phải của Facebook vẫn sử dụng kích thước ngang (1200 x 628)
Vì định dạng quảng cáo trên Facebook khá rắc rối và thường xuyên thay đổi nên cụ thể bạn có thể xem trong mục Trình Quảng cáo Facebook.
Còn về cơ bản, bạn chỉ cần nắm 3 định dạng chính:
- Quảng cáo Banner dạng ngang
Đây là một định dạng quảng cáo phổ biến từ năm 2020 trở về trước. Nó cũng thường xuyên là được sử dụng là ảnh đầu tiên nếu quảng cáo dạng album ảnh.
Tuy nhiên năm 2021 Facebook update thêm và cho phép định dạng quảng cáo vuông có diện tích hiển thị lớn hơn thì loại trên không còn được ưa chuộng nữa.
Mà ưa chuộng định dạng quảng cáo…
- Quảng cáo Banner dạng Vuông
Thêm nữa, một định dạng khác đang được Facebook đẩy mạnh đó là:
- Quảng cáo Banner trên Stories
2. Thế nào là Banner quảng cáo hiệu quả?
Banner quảng cáo rất quan trọng, vậy làm thế nào bạn có thể thiết kế banner quảng cáo hiệu quả, mang lại những cú nhấp chuột “đáng tiền”?
Dưới đây là danh sách các mẹo và hướng dẫn chung để thiết kế banner quảng cáo hiệu quả hơn.
Mẹo #1: Sử dụng kích thước banner chuẩn
Như đã giới thiệu ở phần các kích thước banner quảng cáo Google phổ biến. Sử dụng đúng kích thước giúp cho hình ảnh của bạn được hiển thị đúng như mong muốn.
Dĩ nhiên, kích thước sai thì vẫn chạy được, nhưng gây ra tình trạng méo, lệch, mất thông tin.
Mẹo #2: Đặt quảng cáo banner đúng chỗ
Hầu hết người dùng đều chỉ tập trung sự chú ý nhiều ở phần đầu trang và giữa màn hình.
Do đó, nếu muốn thu hút được khách hàng thì vị trí banner đầu trang và chính giữa màn hình là vị trí tốt nhất.
Dĩ nhiên, vị trí tốt thì cạnh tranh nhiều, giá đấu thầu sẽ cao hơn khá nhiều.
Nếu bạn là người chơi hệ nhiều tiền thì cứ tất tay, còn bạn là người quan tâm đến hiệu quả từng đồng thì nên tập trung vào ReMarketing hơn là quảng cáo hiển thị.
ReMarketing thì định dạng vẫn tương tự nhưng tệp khách hàng nhỏ hơn và chủ yếu là do bạn thu thập được từ việc khách hàng đã tương tác với website của bạn.
Mẹo #3: Duy trì hệ thống phân cấp
Thiết kế banner quảng cáo biểu ngữ phải dựa trên sự cân bằng phù hợp trong mỗi quảng cáo, vì vậy hãy duy trì hệ thống phân cấp.
Quảng cáo banner hiệu quả được thiết kế để tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của bạn. Chúng có ba thành phần cơ bản:
- Logo công ty
Logo công ty của bạn phải được đưa vào để xây dựng nhận thức về thương hiệu.
Đảm bảo logo chiếm ưu thế về mặt hình ảnh, nhưng không lẫn lộn với giá trị truyền tải hoặc lời kêu gọi hành động (Call to Action)
- Giá trị truyền tải
Giá trị truyền tải là nội dung giới thiệu dịch vụ / sản phẩm bạn cung cấp và thu hút sự chú ý đến chính nó bằng các ưu đãi và giá cả hấp dẫn.
Ví dụ: “Top 1 Thiết kế thương hiệu” hoặc “Giảm giá 65%” hoặc “Chỉ 3 ngày duy nhất”.
Nội dung này sẽ chiếm nhiều không gian nhất trong banner quảng cáo của bạn và là thứ đầu tiên mà người xem nhìn thấy.
- Call to Action
Thiết kế Banner quảng cáo hiệu quả phải chứa lời kêu gọi hành động (hoặc CTA) là văn bản hoặc nút mời người dùng click vào.
Các cụm từ như “Mua ngay” hoặc “Xem ngay” hoặc “Đăng ký ngay” là những ví dụ về lời kêu gọi hành động mạnh mẽ.
Và CTA phải phải là tiêu điểm rõ ràng của banner quảng cáo.
Mẹo #4: Giữ banner đơn giản
Người xem có thể sẽ chỉ lướt qua quảng cáo biểu ngữ trên web của bạn trong một giây (hoặc ít hơn).
Vì thế đừng để nội dung khác làm nhiễu thông tin chính mà bạn muốn truyền tải.
Đây là một vấn đề mà Client và Designer luôn tranh cãi. Thường phần thắng thuộc về Client (vì cuối cùng, Client là người trả tiền)
Là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, UVA Agency không chỉ mong muốn tạo ra các bản thiết kế hài lòng khách hàng mà còn mong muốn bản thiết kế đó mang lại hiệu quả thực tế.
Do đó, nếu bạn có cơ hội hợp tác với UVA Agency, hãy chuẩn bị tinh thần, vì chúng ta sẽ tranh luận khá nhiều để thống nhất phương án tốt nhất.
Và đừng hiểu lầm mục đích cuối cùng của UVA Agency. Là một chuyên gia về mặt hình ảnh, thiết kế ứng dụng, chúng tôi luôn mong làm điều tốt nhất cho bạn.
Mẹo #5: Sử dụng nút một cách hợp lý
Tùy thuộc vào loại banner, các nút thường sẽ tăng tỷ lệ click (CTR) cho quảng cáo của bạn.
Nếu bạn định sử dụng chúng, hãy đặt chúng ở phía dưới – bên phải với một màu sắc trang nhã.
Luôn giữ nút nhất quán trong toàn bộ chiến dịch quảng cáo banner của bạn.
Và một lưu ý quan trọng:
“Hãy sử dụng nút có ý nghĩa, kêu gọi hành động mạnh mẽ“
Thay vì nút “Click vào đây” hãy đổi thành “Tải xuống ngay”, “Xem ngay”, “Đăng ký ngay”
Mẹo #6: Có khung hình rõ ràng
Về mặt thị giác, con mắt của mọi người bị thu hút một cách tự nhiên vào chủ thể được đặt bên trong khung hình.
Quảng cáo banner hiệu quả về mặt thị giác hơn khi có khung được xác định rõ ràng.
Nếu quảng cáo của bạn có màu trắng, cách làm phổ biến là đặt đường viền màu xám 1 pixel xung quanh quảng cáo.
Tuy nhiên, Google khuyến cáo không nên sử dụng viền cho banner quảng cáo. Có lẽ điều này ngăn cản hệ thống máy học tìm hiểu ý nghĩa của ảnh để đưa ra quyết định phân phối tốt nhất.
Do đó, tốt nhất là cố gắng tạo một khung hình tự nhiên xây dựng trên hình ảnh gốc hơn là thêm vào bằng đồ họa
Mẹo #7: Văn bản phải dễ đọc
Như đã nói, người dùng chỉ lướt qua banner quảng cáo của bạn dưới 1 giây.
Do đó, phải đảm bảo văn bản có thể đọc ngay lập tức
Tạo cho dòng tiêu đề và nội dung của bạn có kích thước khác nhau (Phân cấp nội dung rõ ràng)
Không nên sử dụng phông hoa lá cành, nét quá mỏng.
Tất cả văn bản phải đảm bảo có thể để đọc ngay lập tức trên thiết bị di động. Trừ khi đó là nội dung không liên quan (như tuyên bố từ chối trách nhiệm, …)
Mẹo #8: Sử dụng Animation
Chúng ta dễ dàng bị thu hút bởi thứ gì đó chuyển động.
Do đó, các nền tảng quảng cáo banner phổ biến như Google hỗ trợ định dạng HTML5 để tạo hiệu ứng chuyển động
Tuy nhiên, đừng lạm dụng.
Hãy đảm bảo các hiệu ứng không làm phân tán sự tập trung của người dùng vào thông điệp quảng cáo.
Sử dụng các hiệu ứng đơn giản kéo dài không quá 15 giây và không lặp lại quá 3 lần.
Cân nhắc thêm hiệu ứng để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động.
Mẹo #9: Bổ sung nhưng nổi bật
Nếu banner quảng cáo của bạn kết hợp một cách trực quan với các trang web mà nó đang hiển thị, thì bạn có nhiều khả năng giành được sự tin tưởng của người xem hơn.
Đây là định dạng mà các chuyên gia hay gọi là Quảng cáo tự nhiên
Tuy nhiên, đừng làm cho nó pha trộn quá nhiều. Quảng cáo banner luôn cần phải hiển thị nổi bật và có thể click được.
Quảng cáo không thể click thì không hiệu quả.
Quảng cáo không thể tắt thì vi phạm luật quảng cáo.
Mẹo #10: Nhất quán với thương hiệu của bạn
Quảng cáo banner của bạn sẽ liên kết đến một trang đích, thường là website của bạn.
Đảm bảo mẫu thiết kế banner quảng cáo của bạn phù hợp với thương hiệu của bạn và trang đích để khách hàng tiềm năng không bị nhầm lẫn.
Nếu bạn có Brand guidlines thì làm việc với nhà thiết kế Banner sẽ rất dễ dàng
Mẹo #11: Khơi dậy cảm giác cấp bách
Thiết kế banner hiệu quả phải mang lại cảm giác cấp bách trực quan cho văn bản bằng cách sử dụng các màu sắc đậm, tương phản.
Quảng cáo banner không phải lúc nào cũng phải tinh tế.
Đôi khi quảng cáo “Cùi bắp” lại phù hợp với insight khách hàng hơn.
Đó cũng chính là lý do mà loại quảng cáo Dynamic của Google thương mang lại hiệu quả hơn thông thường.
Các thông tin số lượng hạn chế, giới hạn thời gian … cũng mang lại cảm giác cấp bách.
Mẹo #12: Sử dụng hình ảnh tốt (chỉ khi cần thiết)
Chọn hình ảnh có liên quan mật thiết để nâng cao thông điệp của bạn và có liên quan trực tiếp đến sản phẩm của bạn.
Đừng sử dụng khái niệm trừu tượng ở đây.
Google khuyến khích sử dụng hình ảnh gốc (không thêm nhiều các yếu tố đồ họa)
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chụp ảnh đủ khả năng chụp ảnh chuyên nghiệp hoặc siêu mẫu?
Đặc biệt với loại hình dịch vụ, rất khó để minh họa hoàn toàn bằng hình ảnh.
Vì thế, sử dụng các hình ảnh bản quyền và kết hợp các yếu tố đồ họa là một giải pháp tốt.
Vẫn tốt hơn, hãy chọn các hình minh họa hoặc đồ họa gốc do một nhà thiết kế tạo ra.
Hãy nhớ là không phải lúc nào cũng cần sử dụng hình ảnh trong quảng cáo banner của bạn.
Đôi khi chỉ một đoạn text trên nền đơn sắc cũng đã đủ.
Quan trọng là bạn hiểu phải insight khách hàng để tạo ra thiết kế banner tốt nhất.
Mẹo #13: Chọn màu sắc thích hợp
Mỗi màu sắc đều có sự liên tưởng khác nhau và điều quan trọng là phải xem xét loại cảm xúc nào bạn muốn khơi gợi ở chiến dịch quảng cáo này.
Màu sắc sẽ là điều đầu tiên người dùng cảm nhận được trong quảng cáo banner của bạn.
Từ đó mới dẫn dắt người dùng tìm hiểu xem bạn đang quảng cáo điều gì.
Màu sắc cũng mang tính chủ quan và có những liên tưởng khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau.
Để lựa chọn chính xác thì bạn phải nghiên cứu kỹ càng về đối tượng mục tiêu.
Dưới đây là danh sách các màu sắc và cảm xúc liên quan (theo khoa học tâm lý)
- Màu đỏ
Màu đỏ là màu của năng lượng, đam mê, hành động, tham vọng và sự quyết tâm. Nó cũng là màu của sự giận dữ và đam mê tình dục.
Màu sắc mạnh mẽ này hấp dẫn đối với hầu hết khán giả, nhưng hãy sử dụng nó một cách có chừng mực.
Nếu bạn hướng đến vẻ ngoài cổ điển, trưởng thành hoặc nghiêm túc, hãy tránh màu đỏ.
- Màu cam
Màu cam là màu của giao tiếp xã hội và sự lạc quan. Nếu suy nghĩ tiêu cực, màu cam có nghĩa nó cũng là một dấu hiệu của sự bi quan và hời hợt.
Màu cam là một màu sắc tốt cho nút kêu gọi hành động.
- Màu vàng
Màu vàng là màu nhắc nhở, trí tuệ. Nó lạc quan và vui vẻ. Tuy nhiên, nó cũng có thể gợi ý sự thiếu kiên nhẫn, hay chỉ trích, hèn nhát và gian dối.
- Màu xanh lá cây
Màu khiến chúng ta liên tưởng đến tự nhiên, sức khỏe, sự tươi mới, giàu có, môi trường, tăng trưởng, nuôi dưỡng và khởi đầu mới. Vừa có nghĩa sở hữu trong tiêu cực.
Màu xanh lá cây cũng rất dễ nhìn (mát mắt)
- Màu xanh lam
Màu của sự an toàn, tin cậy, rõ ràng, chín chắn, thanh thản, trí tuệ, hình thức, sảng khoái, lạnh lùng và nam tính.
Màu xanh lam được rất nhiều thương hiệu ưa chuộng khi thiết kế logo để truyền tải thông diệp an toàn, tin cậy (Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính)
Xem ngay: Cách thiết kế Logo đáp ứng Chuyển đổi số
- Màu Gold
Màu Gold là màu của sự thành công, thành tựu và chiến thắng.
Nó cũng liên kết với sự dồi dào và thịnh vượng, sang trọng và chất lượng, uy tín và tinh tế, giá trị và sang trọng, tâm lý màu sắc của vàng bao hàm sự sung túc, giàu có và xa hoa.
- Màu tím
Màu của sự sang trọng, hoàng gia, xa hoa, thông thái, ma thuật, nữ tính và sáng tạo. Nó có tác dụng làm dịu, làm dịu người xem.
- Màu hồng
Màu của tình yêu, sự ngọt ngào, nữ tính, trẻ trung và trẻ sơ sinh.
Màu hồng thường được kết hợp với nữ giới, nhưng có phạm vi thực sự dựa trên độ sáng và tông màu.
- Màu đen
Màu độc quyền, bí ẩn, hiện đại, quyền lực, uy tín, sang trọng và trang trọng.
Màu đen – trắng là kiểu truyền thống và văn bản màu đen trên nền trắng là sự kết hợp màu sắc dễ đọc nhất.
- Màu trắng
Sự tinh khiết, sạch sẽ, hiện đại, vô trùng, đơn giản, trung thực và ngây thơ. Màu trắng tạo cảm giác kinh tế và tuổi trẻ.
- Màu nâu
Màu của thiên nhiên, gỗ, thuộc da, nghiêm túc, nam tính, dẻo dai và khiêm tốn.
Màu nâu cân bằng màu sắc mạnh mẽ hơn và tốt cho màu nền và kết cấu.
- Màu xám
Màu của sự trung lập, thỏa hiệp, thiếu quyết đoán và thực dụng.
Khi được sử dụng làm nền, màu xám tăng cường các màu khác rất hiệu quả.
Mẹo #14: Tệp nhỏ vẫn hiển thị tốt
Thiết kế của bạn có kích thước tệp càng nhỏ càng tốt.
Đối với Google Ads, chỉ chấp nhận banner quảng cáo có kích thước <= 150KB
Quảng cáo của bạn cần tải nhanh trên một trang trước khi người xem cuộn xuống.
Và nó cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm tải trang chung nên do đó, càng nhẹ càng tải nhanh, càng nhanh thì càng tốt.
Thiết kế của bạn càng đơn giản thì kích thước càng nhỏ (mà vẫn hiển thị tốt)
Khi kích thước quá lớn, bạn bắt buộc phải giảm xuống để tạo chiến dịch quảng cáo thành công.
Bạn có thể thử công cụ Sqouoosh.app mà Google cung cấp hoặc tinypng.com (Nếu ảnh của bạn là kiểu PNG)
Tuy nhiên, lưu ý thêm nữa là thiết kế phức tạp khi giảm dung lượng sẽ ảnh hưởng đến tổng thể.
Đó là lý do vì sao lại có mẹo thứ #4.
Mẹo #15: Sử dụng định dạng tệp chính xác
Thông thường chúng ta sử dụng định dạng tệp JPG, PNG cho banner quảng cáo.
Nếu muốn thiết kế banner quảng cáo động thì sử dụng HTML5.
Trước đây quảng cáo động sử dụng Flash. Tuy nhiên, Flash đã bị khai tử vào năm 2020.
3. 8 bước thiết kế Banner quảng cáo hiệu quả
Một chiến dịch thiết kế banner quảng cáo sáng tạo, hiệu quả có thể là một quá trình dài và phức tạp liên quan đến nhiều người khác nhau.
Cho dù bạn là một nhà thiết kế, quản lý chiến dịch hay chủ doanh nghiệp… bạn cũng cần phải nắm rõ và bám sát quy trình thiết kế banner để đảm bảo nỗ lực chung của cả team sẽ đem lại kết quả tốt.
UVA Agency cũng sử dụng quy trình này trong thiết kế banner quảng cáo sáng tạo, bạn tham khảo xem nhé:
Bước #1 – Đặt mục tiêu thiết kế
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần phải quyết định mục tiêu của chiến dịch thiết kế banner của bạn.
- Bạn muốn có chương trình khuyến mại cụ thể hay bạn muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu?
- Bạn đang bán sản phẩm vật lý hay là dịch vụ?
Bạn cần phải suy nghĩ cụ thể về mục tiêu thiết kế để giúp các bước tiếp theo dễ dàng thực hiện.
Nên nhớ là phải cụ thể, đừng đưa ra mục tiêu mông lung, bởi vì:
“Không cụ thể thì Cụ không thể“
Hãy dựa vào 15 mẹo bên trên để thẩm định thiết kế và đặt ra mục tiêu cho thiết kế banner. Và đừng vượt quá 3 mục tiêu lớn.
Bước #2 – Xác định đối tượng
Trước khi bạn bắt đầu suy nghĩ về các chiến dịch và thiết kế banner mới của mình, điều thực sự quan trọng là phải nghĩ xem quảng cáo banner của bạn nhắm đến đối tượng nào.
Nếu bạn chưa làm phần này tốt thì đừng thiết kế cái gì cả.
Sau khi đã xác định đối tượng là ai, bạn cần phải vạch ra các insight cụ thể để hỗ trợ nhà thiết kế nhắm mục tiêu.
Đưa ra yêu cầu thiết kế không đơn giản là: Thiết kế cho anh banner quảng cáo bán táo.
Đưa ra yêu cầu như vậy thì chính bạn đang không có trách nhiệm với chiến dịch quảng cáo của mình.
Như vậy, thì đừng mong rằng nhà thiết kế sẽ tạo ra được banner quảng cáo hiệu quả, tăng thêm doanh thu cho bạn.
Quá trình này thực sự cũng sẽ giúp ích cho quá trình thiết kế sáng tạo.
Bởi vì khi nhà thiết kế hiểu đối tượng bạn muốn nhắm đến là ai, họ yêu thích điều gì, điều gì thôi thúc họ hành động thì bản thiết kế sẽ thực sự chạm đến insight của khách hàng.
Khi khách hàng thấy quảng cáo thực sự là dành cho họ, hướng tới họ thì bạn không chỉ nhận được click mà còn có cơ hội bán được hàng cao hơn.
Bước #3 – Brainstorming
Cho dù team của bạn thực hiện hay thuê team thiết kế chuyên nghiệp thực hiện thì bây giờ là lúc để đưa ra ý tưởng của bạn và động não.
Viết bất cứ thứ ý tưởng nào ra giấy, từ những khái niệm mơ hồ đến những chi tiết nhỏ mà bạn muốn đưa vào.
Viết ra mọi ý tưởng bạn có và tiếp tục viết cho đến khi cạn ý tưởng.
Có rất nhiều cách để tìm ý tưởng, nhưng cách phổ biến nhất là đi từ tổng quát đến cụ thể. Bạn chỉ cần nghĩ ra bất cứ thứ gì đó liên quan, sau đó hoàn thiện dần dần từng chút.
Không có ý tưởng tồi.
Và đừng nói “Không” với bất kỳ ý tưởng nào.
Bước #4 – Chọn lọc
Bước tiếp theo này là bước thu hẹp lại các ý tưởng từ bước Brainstorming.
Hãy cùng cả nhóm trao đổi, thảo luận, bỏ phiếu để loại bỏ dần những ý tưởng kém cho đến khi lọc ra được ý tưởng tốt nhất hoặc phù hợp nhất.
Tiếp đó, bạn phải chi tiết hóa ý tưởng và hoàn thiện thêm cho nó.
Tốt nhất là nên đưa ra được bản phác thảo ý tưởng ở bước này.
Bước #5 – Chọn định dạng
Sau khi đã có ý tưởng, bạn muốn thực hiện chúng trên định dạng nào?
Banner tĩnh hay Banner động?
Bạn tập trung trên thiết bị di động hay muốn phân phối chúng ở đâu?
Bạn sẽ thiết kế banner bao gồm những kích thước nào?
Quy trình này cũng có thể áp dụng cho thiết kế banner ngoài trời. Chỉ khác về định dạng mà thôi.
Bước #6 – Thiết kế
Bây giờ mới là phần thiết kế banner thực sự. Bước này, bạn cần sự trợ giúp của nhà thiết kế chuyên nghiệp, người có đủ kỹ năng để hiện thực hóa ý tưởng của bạn.
Nếu bạn là nhà thiết kế, ở bước này, đầu tiên là thu thập các nguyên liệu cần thiết để sử dụng.
Sau đó, dựa vào bản phác thảo để thiết kế ra các mẫu banner đáp ứng mục tiêu ban đầu.
Nếu bạn không thể quyết định mẫu thiết kế nào tốt hơn mẫu thiết kế nào, hãy thử cả hai!
Sau đó, thử nghiệm A / B test với các thành viên trong nhóm để lựa chọn cái tốt nhất.
Nếu được, hãy triển khai quảng cáo banner thử nghiệm A / B test với ngân sách nhỏ để quyết định chọn mẫu thiết kế cuối cùng.
Bước #7 – Thẩm định
Ở bước cuối cùng này, bạn chỉ cần kiểm tra xem một lượt cuối cùng. Nếu tất cả chúng đều hoạt động và tất cả đều đáp ứng yêu cầu của bạn và nhóm của bạn đã hình dung, thì bắt đầu chạy quảng cáo ngay đi thôi.
Nếu không hãy quay lại các bước trên và làm lại từ đầu.
Bước #8 – Xuất bản
Quá trình thiết kế banner đã hoàn tất, bây giờ là lúc chạy chiến dịch quảng cáo banner và xem khách hàng tương tác với chiến dịch của bạn.
Và nên nhớ, đây chưa phải là bước cuối cùng.
Bởi vì cho dù có thực thiện A/B test để chọn lựa ảnh tốt nhất nhưng là chỉ là dữ liệu trên mẫu nhỏ.
Sau đó, khi thực sự chạy chiến dịch thì quảng cáo của bạn mới tiếp xúc với dữ liệu thực và tính hiệu quả có thể thay đổi theo thời gian.
Vì thế, hãy:
“Liên tục cải tiến, thích nghi với tình hình mới“
Ghi chép lại tất cả dữ liệu để tiếp tục cải tiến, thay đổi thiết kế, điều chỉnh quảng cáo, nội dung, khuyến mãi nhằm đạt mục tiêu kinh doanh.
4. Bạn đã sẵn sàng để thiết kế banner quảng cáo hiệu quả
Đây! Bạn đã biết tất cả những thứ cần biết về cách thiết kế banner quảng cáo hiệu quả.
Mặc dù đây chỉ là một số nguyên tắc, mẹo thiết kế banner quảng cáo, nhưng tôi tin rằng khi đối chiếu với chúng trong quá trình thiết kế, bạn sẽ đạt được kết quả bạn mong muốn.
Nếu bạn không phải là một nhà thiết kế chuyên nghiệp (hoặc quá bận rộn với việc điều hành doanh nghiệp), hãy cân nhắc việc thuê nhà thiết kế sáng tạo như UVA Branding để chiến dịch quảng cáo của bạn thực sự đạt hiệu quả.
Chi tiết về kích thước quảng cáo Google bạn có thể xem Google trả lời tại đây!
Và Trung tâm giải đáp về quảng cáo của Facebook