Xây dựng kế hoạch kinh doanh là vấn đề đau đầu của nhiều chủ doanh nghiệp. Giữa những bộn bề về thu chi, lương thưởng, chủ doanh nghiệp khó dành thời gian và tâm trí hoàn thiện kế hoạch kinh doanh một cách chỉnh chu nhất.
Bài viết dưới đây, UVA Agency cung cấp những kiến thức tổng quan và thiết thực nhất cho chủ doanh nghiệp hoàn thiện kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là tấm bản đồ giúp chủ doanh nghiệp vững bước, chèo lái thương hiệu, nắm bắt tình hình thực tế và đưa định hướng chiến lược trong từng thời điểm.
Theo Wikipedia, Kế hoạch kinh doanh là công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, chiến lược, xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược.
2. Mô hình SWOT: nền tảng lập kế hoạch kinh doanh
Đây là mô hình cơ bản nhất, nhưng cũng là nền tảng gần gũi nhất để bạn nhìn nhận điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức. Mỗi năm, doanh nghiệp đều ghi nhận những cơ hội mới, xác lập thêm những điểm mạnh hay tìm ra những điểm yếu cần khắc phục.
Việc xem lại bảng SWOT, xác lập cho mình lợi thế cạnh tranh và tìm ra cơ hội thách thức là tiền đề cho chủ doanh nghiệp chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh 2021.
- Nắm bắt cơ hội từ điểm mạnh: làm gì để gia tăng sức mạnh cho doanh nghiệp, tăng trưởng ở đâu và dùng sức mạnh gì để tăng trưởng, cần chuẩn bị gì khi cơ hội đến.
- Khắc phục điểm yếu: những điểm yếu gì cần khắc phục, cần trau dồi và cải thiện, tăng thêm sức mạnh nội lực doanh nghiệp
- Hợp tác để tránh thách thức, nguy cơ từ thị trường
- Duy trì hay chuyển hướng khi không có điểm mạnh và môi trường đầy thách thức
Đây đều là những từ khóa quan trọng khi bạn phân tích SWOT để nhìn nhận bối cảnh thực tế của doanh nghiệp mình.
3: Mô hình BCG: tập trung nguồn lực doanh nghiệp
Sau khi đã nắm rõ sức mạnh nội tại doanh nghiệp (điểm mạnh/ điểm yếu/ cơ hội/ thách thức), bạn cần xác định sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp để tập trung dành nguồn lực, thời gian cũng như đầu tư cho sản phẩm/ dự án tiềm năng thông qua Ma trận BCG.
Sản phẩm doanh nghiệp bạn là gì? Bạn đang nắm trong tay bao nhiêu sản phẩm? Đâu là sản phẩm “bò sữa” mang lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp bạn? Đâu là sản phẩm “ngôi sao” có khả năng sinh lời trong tương lai ? Đâu là sản phẩm “dấu hỏi” cần thời gian nghiên cứu? Đâu là sản phẩm “thất thế” mà bạn vẫn giữ ?
Đây chính là mô hình BCG. Ở đây bạn cần xác định sản phẩm mang lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp. Bạn cần nâng niu, quan tâm, dành thời gian, không để đối thủ chiếm mất thị phần. Đối với sản phẩm “ngôi sao” tiềm năng, làm thế nào để trở thành “bò sữa”. Hay sản phẩm “dấu hỏi” cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ra thị trường.
Mô hình này không chỉ áp dụng cho toàn doanh nghiệp mà có thể áp dụng linh hoạt cho từng địa bàn hoạt động. Ví dụ: Ở TP Hồ Chí Minh, sản phẩm B là “bò sữa”, còn A là “bò sữa” ở Hà Nội.
Việc xác lập sản phẩm trọng tâm của doanh nghiệp với từng thị trường là rất quan trọng. Từ đó, ta có cách tiếp cận thị trường một cách hợp lý và vững vàng.
4: Mô hình Ansoff: chiến lược phát triển thị trường
Sau khi nắm rõ sản phẩm chủ lực phát triển, mô hình Ansoff dưới đây cung cấp cho bạn cách nhìn thị trường và cách tiếp cận nguồn lực của doanh nghiệp. Bạn đang ra thị trường thế nào? Bạn muốn tăng trưởng thế nào cho doanh nghiệp mình?
Ở thị trường hiện hữu – sản phẩm hiện hữu: bạn có thể tăng trưởng được không? Tăng trưởng bằng cách nào. Đừng nói rằng, bạn không thể tăng trưởng được ở thị trường hiện tại của mình? Còn danh sách khách hàng nào bỏ quên? Còn có thể upsell từ khách hàng trước đây? Tận dụng nguồn lực từ sức mạnh nội lực của chính doanh nghiệp bạn là chìa khóa quan trọng trước khi mở rộng tệp khách hàng mới.
Ở thị trường hiện hữu và sản phẩm mới: Chiến lược phát triển sản phẩm mới. Khi bạn đã quen với thị trường, hiểu khách hàng, thì việc mở rộng sản phẩm để tiếp cận khách hàng là hoàn toàn có thể.
Ví dụ: ở cửa hàng quần áo, khi bạn đã có lượng khách hàng quen thuộc và ổn định, bạn có thể mix thêm dây lưng, túi xách, để bán kèm phục vụ cho khách hàng của mình. Điều đó giúp gia tăng nguồn thu cho cửa hàng, thêm sự lựa chọn cho khách hàng.
Sản phẩm hiện hữu, thị trường mới: Chiến lược phát triển thị trường. Khi sản phẩm bạn đang bán tốt ở Hà Nội, tại sao không “tiến quân” mở rộng thị trường vào Hồ chí minh, hay Đà nẵng. Hay mạnh dạn mở rộng thị trường với Kênh Thương mại điện tử nội địa (Lazada, Shopee, Tiki) hay nước người (Amazon..)
Sản phẩm mới – thị trường mới: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Ở cả thị trường mới và sản phẩm mới việc lựa chọn “đa dạng hóa” là lựa chọn đúng đắn bởi bạn có thể test thị trường và đo lường sản phẩm nào là tiềm năng và có khả năng thích hợp nhất với thị trường.
5: Mô hình 3C: lấy khách hàng là trọng tâm
Sau khi đã nắm rõ sức mạnh nội tại doanh nghiệp và cách tiếp cận thị trường. Việc tiếp theo, bạn cần thấu hiểu khách hàng và nghiên cứu đối thủ của mình thông qua mô hình 3C.
Tam giác này, lấy khách hàng là trung tâm. Bạn và đối thủ sẽ có hàng loạt hoạt động để “kéo” khách hàng về phía mình. Làm sao để “chinh phục” và giữ khách hàng bằng chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu, chăm sóc khách hàng, phương thức giao hàng… Làm tốt từng “điểm chạm” này là chìa khóa doanh nghiệp chiếm lấy trái tim của khách hàng.
5.1 Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Thông qua tìm hiểu chân dung khách hàng mục tiêu, hành trình mua hàng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu tường tận về khách hàng của mình. Cụ thể:
- Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi nào?
- Thói quen sở thích ra sao? Nhu cầu mong muốn của họ là gì?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
- Sản phẩm giải quyết được gì cho họ?
5.2: Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh
Bằng việc trả lời câu hỏi:
- Xác định cụ thể đối thủ là ai? Chiếm vị trí như thế nào trong ngành?
- Các hoạt động của đối thủ ? Học hỏi được gì từ họ? …
- Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp bạn?
- Hình ảnh thương hiệu của họ so với bạn như thế nào? …
- Việc giữ chân khách hàng của họ ra sao?
6. Kế hoạch Marketing
Mô hình 4P và 4C liên quan mật thiết tạo giá trị khách hàng trong trải nghiệm khách hàng.
Sản phẩm tạo dựng giá trị cho khách hàng (Product – Customer value), chính sách giá với từng phân khách hàng (Price – Cost), sản phẩm phân phối thuận tiện (Place – Convenience), chiến dịch truyền thông (Promotion – Communication) tạo thông điệp gần gũi, truyền tải trực tiếp tới khách hàng.
7. Kế hoạch phát triển thương hiệu
Một kế hoạch kinh doanh không thể thiếu kế hoạch phát triển thương hiệu. Bởi xây dựng thương hiệu là nền tảng vững chắc phát triển doanh nghiệp, mang giá trị lâu dài.
Dưới đây là 3 yếu tố nền tảng quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu:
7.1 Tên thương hiệu
Không phải những điều cao sang, chính tên thương hiệu mang giá trị gần gũi nhất, đi cùng lịch sự phát triển công ty. Tên thương hiệu là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ cho thương hiệu, không chỉ truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp mà còn là nền móng quan trọng để xây dựng tài sản thương hiệu lâu dài.
7.2 Logo và Slogan
Logo là điểm chạm đầu tiên với khách hàng. Thiết kế Logo là cách để bạn khắc sâu thương hiệu tới khách hàng.
Còn Slogan giúp trao gửi thông điệp đến khách hàng, nêu đặc điểm của sản phẩm hay cam kết về chất lượng, uy tín thương hiệu, slogan đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nhận diện thương hiệu.
7.3: Bộ nhận diện thương hiệu
Một bộ nhận diện thương hiệu là cơ sở nền tảng để doanh nghiệp phát triển và truyền đạt được tinh thần của thương hiệu, nhất quán từng “điểm chạm” tiếp xúc với khách hàng với sự chỉnh chu và hoàn thiện nhất. Một bộ nhận diện cơ bản bao gồm:
- Các yếu tố nhận diện cốt lõi: tên thương hiệu, logo, slogan, màu sắc nhận diện
- Ứng dụng cơ bản cho hoạt động kinh doanh: Danh thiếp – Giấy tiêu đề – Phong bì thư – Hoá đơn – File folder – Đồng phục nhân viên
- Tài liệu truyền thông marketing: Catalogue – Profile công ty – Brochure dự án – Flyer / Leaflet – Sales kit
- Nhận diện sản phẩm: Bao bì sản phẩm – Nhãn mác – Kiểu dáng sản phẩm – Dấu hiệu nhận biết trên bao gói
- Nhận diện tại điểm bán: Biển cửa hàng – Biển hiệu đại lý – Poster – Banner / Standee – Mockup – POSM
- Nhận diện thương hiệu số: Website công ty – Landing page – Microsite – Facebook Fanpage – Banner ads – Email marketing
- Nhận diện thương hiệu trong môi trường: Biển hiệu công ty – Biển hiệu phòng ban – Biển hiệu chi nhánh – Phương tiện vận tải – Phương tiện thi công
8. Kế hoạch tài chính
Sẽ thật thiếu sót, nếu kế hoạch kinh doanh thiếu đi kế hoạch tài chính. Tài chính được coi “máy tạo máu” cho hoạt động doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một kế hoạch tài chính cơ bản bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lợi nhuận và lỗ), Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (ngân sách tiền mặt).
Kế hoạch tài chính không phải là những con số “vô hồn” mà là những con số biết nói, biểu hiện toàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nắm bắt kế hoạch tài chính rõ ràng, doanh nghiệp sẽ chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh được những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.
UVA Agency hy vọng với kiến thức của mình sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về việc lập kế hoạch kinh doanh. Có bất kỳ yêu cầu hỗ trợ hoặc thắc mắc nào, UVa Solution luôn mong muốn giải đáp và đồng hành cùng anh/chị.